Cần Những Điều Gì Khi Trị Ho Sổ Mũi Cho Trẻ?

0 Comments

Khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, trẻ sơ sinh thường sẽ có những biểu hiện ho, sổ mũi. Tình trạng này còn có thể kéo dài và đôi khi còn kèm theo rất nhiều triệu chứng khác khiến bé mệt mỏi, chán ăn, suy kiệt sức khỏe. Chính vì vậy, việc tìm ra được một cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh an toàn, phù hợp, hiệu quả là mối bận tâm chung của nhiều bố mẹ có con nhỏ.

Triệu chứng ho sổ mũi ở bé

Triệu chứng ho sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng thường xuyên bị ho sổ mũi do hệ miễn dịch của bé còn khá non yếu và cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Trẻ có thể bị ho khan, ho gió hay ho có đờm. Cơn ho đôi khi chỉ xảy ra có một hai tiếng nhưng cũng có những bé ho từng cơn nhiều lần liên tục trong ngày. Tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi xuống cổ họng càng kích thích cơn ho của trẻ trở nên dữ dội hơn.

Bên cạnh triệu chứng ho, sổ mũi, một số bé còn gặp rất nhiều dấu hiệu bất thường khác như:

  • Thở khò khè
  • Cổ họng vướng víu, ngứa hoặc đau rát
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống
  • Khó thở
  • Sốt
  • Ăn ngủ kém, chán ăn, bỏ bú
  • Buồn nôn, nôn ói khi ăn

Trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi kéo dài đi kèm với rất các triệu chứng trên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Vì vậy, nếu con bạn đang gặp phải tình trạng này, cần tích cực tìm hiểu nguyên nhân và chữa trị tâm hồn cho bé từ sớm.

Nguyên nhân phổ biến gây ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp
  • Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích nghi và dễ bị virus, vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp dẫn đến ho, sổ mũi.
  • Trẻ sơ sinh bị ho, sổ mũi do có cơ địa bị dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, lông chó mèo hay các yếu tố dị nguyên khác.
  • Bé sống trong môi trường ô nhiễm có nhiều khói thuốc lá cũng rất dễ bị bệnh đường hô hấp và gây ho, sổ mũi kéo dài.
  • Trẻ sơ sinh không được bú sữa mẹ đầy đủ
  • Các nguyên nhân khác: Trào ngược dạ dày thực quản, thường xuyên nằm trong phòng điều hòa nhiều, mẹ dùng than xông hơi khi ở cữ hoặc trẻ được tắm rửa, vệ sinh mũi họng không đúng cách…

Tham khảo thêm bài viết: Bật Mí Cách Trị Ho Sổ Mũi Cho Trẻ Em

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *