Những Khó Khăn Trong Quy Trình Sản Xuất Giấy

0 Comments
Những Khó Khăn Trong Quy Trình Sản Xuất Giấy - 1

Bao bì giấy là sản phẩm không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Hiểu được điều này, công ty Lee & Man đã không ngừng đầu tư và phát triển quy trình sản xuất giấy để đáp ứng cho người tiêu dùng.

Quy trình sản xuất giấy bao bì

Dưới đây là một số công đoạn điển hình cho quy trình sản xuất bao bì giấy:

– Nguyên liệu sản xuất bao bì giấy là giấy cuộn. Giấy sẽ được cho vào máy dợn sóng để ép thành giấy tấm (giấy bán thành phẩm).

– Giấy bán thành phẩm sau đó sẽ được đưa vào máy để thực hiện tiếp những công đoạn cần thiết, tạo thành giấy bán thành phẩm 2 ở công đoạn này thường sử dụng phương pháp in flexo.

– Giấy sau khi in sẽ được đi vào máy dập và máy cắt khe để tạo thành những tấm bìa carton hoàn thiện.

– Những tấm bìa carton hoàn thiện sẽ được máy đóng ghim và máy dán thùng sẽ tạo nên những bao bì carton hoàn thiện

– Cuối cùng sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi được giao tới khách hàng.

Khó khăn trong quy trình sản xuất giấy

Đến nay, nước ta đang phải nhập khẩu bột giấy để sản xuất giấy cuộn để phục vụ tiêu dùng và các sản phẩm giấy cho các ngành công nghiệp.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp giấy với năng lực sản xuất đạt khoảng 200.000 tấn bột giấy mỗi năm. Tuy nhiên, không có doanh nghiệp sản xuất bột thương phẩm lớn, do đó các doanh nghiệp sản xuất giấy không chủ động được nguồn nguyên liệu.

Như đã biết, nguyên liệu sản xuất bột giấy là dăm gỗ. Loại sản phẩm này hiện nay được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu với giá trị thấp, sau đó lại nhập khẩu bột giấy, giấy với giá cao. Tính bình quân hàng năm, lượng dăm gỗ xuất khẩu lên tới 7-8 triệu tấn dăm khô, tương đương 14-16 triệu m3 gỗ quy tròn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1 tỷ USD nhưng Việt Nam lại phải bỏ ra trên 2,5 tỷ USD để nhập khẩu giấy, bột giấy.

Để tao ra được 1 tấn bột giấy thành phẩm, cần tới 1,2-1,3 tấn giấy phế liệu hoặc 4,1-4,3 tấn gỗ. Hiện nay, nguồn giấy phế liệu thu được trong nước để tái sử dụng rất ít chỉ chiếm khoảng 30%, số còn lại phải nhập khẩu giấy phế liệu để tái chế hoặc dùng nguyên liệu khác. Nguyên nhân là do nước Việt Nam chưa có quy định và tiêu chuẩn cho công nghiệp tái chế ở Việt Nam, hệ thống pháp lý liên quan đến hoạt động thu gom vật liệu tái chế chậm phát triển và chưa có chính sách khuyến khích hoạt động thu gom và tái chế.

Những Khó Khăn Trong Quy Trình Sản Xuất Giấy - 2


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *